Kiến thức tiếng Anh chuyên ngành hóa học thường gặp

Trước đó, chúng ta đã có bài học về các thuật ngữ và từ vựng tiếng Anh chuyên ngành vật lý. Hôm nay, Skype English sẽ tiếp tục tổng hợp kiến thức tiếng Anh chuyên ngành hóa học thường gặp nhất, giúp bạn ứng dụng vào công việc và đời sống hằng ngày khi cần diễn đạt một sự việc có liên quan đến các vấn đề hóa học nào đó nhé.

Vì sao tiếng Anh chuyên ngành hóa học lại quan trọng?

Ai nên học tiếng Anh ngành hóa học

Ai nên học tiếng Anh ngành hóa học

Hóa học là một môn học có tính ứng dụng cao, bạn có thể sẽ bắt gặp ngay trong đời sống hằng ngày những bản tin tức, thông tin khoa học có liên quan đến lĩnh vực hóa học. Do đó, kiến thức Anh văn chuyên ngành hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn cập nhật kiến thức thú vị xung quanh chúng ta, giúp bạn tiếp thu đa dạng nguồn giáo trình quốc tế thông qua việc am hiểu cách đọc dịch tài liệu tiếng Anh chuyên ngành hóa học.

Đặc biệt quan trọng hơn hết đối với các nhân sự đang làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu hóa học, tiếng Anh chuyên ngành là nền tảng quan trọng để tiếp cận các cơ hội phát triển sự nghiệp. Như bạn đã thấy, các chuyên gia hóa học luôn được tạo cơ hội làm việc ở các tập đoàn nước ngoài với mức đãi ngộ hấp dẫn hoặc trực tiếp ra nước ngoài làm việc, học tập và nghiên cứu nâng cao năng lực.

Dĩ nhiên, để nắm bắt được những cơ hội lý tưởng đó thì bạn phải chuẩn bị cho mình một bộ từ điển tiếng Anh chuyên ngành hóa học khổng lồ với nhiều lĩnh vực khác nhau của chuyên ngành này.

Cách học tiếng Anh chuyên ngành hóa học hiệu quả

TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH HÓA HỌC

TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH HÓA HỌC

Có 2 mục đích khi học tiếng Anh chuyên ngành hóa học bao gồm:

Thứ 1, nắm vững kiến thức Anh văn ngành hóa học để có thể đọc, dịch, hiểu và viết tài liệu liên quan đến chuyên ngành làm việc hoặc môn học của mình.

Thứ 2, bạn cần học tiếng Anh giao tiếp tổng quát để có thể tự tin giao tiếp với đối tác, đồng nghiệp, sếp khi làm việc tại các tổ chức nước ngoài, hoặc tham gia học tập nghiên cứu tại nước ngoài.

Kết hợp khả năng giao tiếp tổng quát với kiến thức chuyên môn và vốn tiếng Anh chuyên ngành của mình bạn hoàn toàn có thể tự tin thích nghi với mọi môi trường làm việc quốc tế, đòi hỏi trình độ ngoại ngữ cao.

Bộ từ vựng, thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành hóa học

TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH HÓA HỌC

TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH HÓA HỌC

Trong một số trường hợp, bạn không thể hiểu đúng chính xác nghĩa của các từ vựng và thuật ngữ thường dùng trong công việc của mình nếu không có cho riêng mình một bộ từ điển tiếng Anh chuyên ngành hóa học.

Trước khi đi sâu vào các thuật ngữ chuyên ngành, bạn cần hiểu khái niệm cơ bản nhất “hóa học tiếng Anh là gì?” và những cách gọi liên quan đến lĩnh vực này:

Chemistry: hoá học

Chemical: hoá chất

Chemist: nhà hoá học

Chemical action: tác dụng hoá học

Chemical analysis: hoá phân

Chemical substance: hoá chất

Chemical attraction: ái lực hoá học

Chemical products: hoá phân tích

Chemical properties: tính chất hoá học

Chemical energy: năng lượng hoá vật

Chemical fertilizer: phân hoá học

Chemosynthesis: hoá tổng hợp

Chemotherapy: hoá liệu pháp

Một số từ vựng thông dụng thường thấy trong tiếng Anh chuyên ngành hóa học

A

Acupuncture needle: Kim châm cứu

Alcohol burner: Đèn cồn

Aliphatic compound: hợp chất béo

Alkali metals or alkaline: kim loại kiềm

Aluminium foil: Giấy bạc

Aluminum alloy: hợp kim nhôm

Analytical balance: Cân phân tích

Analytical chemistry: hoá học phân tích

Analyze: hoá nghiệm

Applied chemistry: hoá học ứng dụng

Atom: nguyên tử

Atom: nguyên tử

Atomic density weight: nguyên tử lượng

Atomic energy: năng lượng nguyên tử

Atomic energy: năng lượng nguyên tử

B

Balance: cân bằng

Beaker: Cốc đong

Biochemical: hoá sinh

Bivalent or divalence: hoá trị hai

Break up: phân huỷ

Buck reflex hammer: Búa gõ thử phản xạ

Bunchner flask: Bình lọc hút chân không

Bunchner funnel: Phễu lọc hút chân không

Bunsen burner: Đèn bunsen

By nature: bản chất

C

Caloricfic radiations: bức xạ phát nhiệt

Cellulose- dialysis tubing celllose membrane: Màng lọc thẩm thấu

Clamp: Dụng cụ kẹp

Compose: cấu tạo

Compound: hợp chất

Concentration: nồng độ

Condensation heat: nhiệt đông đặc

Condenser: Ống sinh hàn

Cotton wool: Bông gòn

Crucible: Chén nung

Crystal or crystalline: tinh thể

Chain reaction: phản ứng chuyền

Chemical action: tác dụng hoá học

Chemical analysis: hoá phân

Chemical attraction: ái lực hoá học

Chemical energy: năng lượng hoá vật

Chemical fertilizer: phân hoá học

Chemical products: hoá phân tích

Chemical properties: tính chất hoá học

Chemical substance: hoá chất

Chemical: hoá chất

Chemist: nhà hoá học

Chemistry: hoá học

Chemosynthesis: hoá tổng hợp

Chemotherapy: hoá liệu pháp

Chromatography column: Cột sắc ký

D

Desccicator: Bình hút ẩm

Desciccator bead: Hạt hút ẩm

Dispensing bottle: Bình tia

Distil: chưng cất

Dropper: Ống nhỏ giọt

E

Effect: tác dụng

Electrolysis: điện phân

Electrolytic dissociation: điện ly

Element: nguyên tố

Elementary particle: hạt cơ bản

Erlenmeyer Flask: Bình tam giác

Etreme / extremun: cực trị

Evaporating flask: Bình cầu cô quay chân không

Exothermal/ exothermic: phát nhiệt

F

Face mask: Khẩu trang

Falcon tube: Ống ly tâm

Filter paper: Giấy lọc

Flat bottom florence flask: Bình cầu cao cổ đáy bằng

Flourescent microscope: Kính hiển vi huỳnh quang

Funnel: Phễu

Fusion power: năng lượng nhiệt hạch

G

Glass bead: Hạt thủy tinh

Glass rod: Đũa thủy tinh

Glass spreader: Que trải thủy tinh

Goggle: Kính bảo hộ

H

Humidity indicator paper: Giấy đo độ ẩm

Hydrolysis: thuỷ phân

I

Interact: tác dụng lẫn nhau

L

Lab coat: Áo blouse

Laboratory bottle: Chai trung tính

Liquid: chất lỏng

Liquify: hoá lỏng

M

Measuing cylinder: Ống đong

Measuring cylinder: Ống đong

Medical glove: Găng tay y tế

Microscope slide: Lam kính

Microscope: Kính hiển vi

Microtiter plate: Tấm vi chuẩn

Mineral substance: chất vô cơ

Mortar and pestle: Chày và cối

N

Nitrogen and protein determination system: Máy chưng cất đạm

Nonferrous metals: kim loại màu

O

Organic substance: chất hữu cơ

Overhead stirrer: Máy khuấy đũa

P

Pecipitating agent: chất gây kết tủa

Petri dish: Đĩa petri

Petrifilm plate: Đĩa petrifilm

PH meter: Máy đo pH

Pipette Tip: Đầu tip

Polarize: phân cực

Polarizer: chất phân cực

Precious metals: kim loại quý

precision balance: Cân kỹ thuật

Prepare: điều chế

pressure gauge: Đồng hồ đo áp suất

Pressure: áp suất

Pressure: áp suất

Propellant: chất nổ đẩy

Pyrochemistry: hoá học cao nhiệt

Physical chemistry: hoá học vật lý

Q

Quantic: nguyên lượng

R

Radiating energy: năng lượng bức xạ

Reactant: chất phản ứng

Reaction / react / respond react: phản ứng

Reactor: lò phản ứng

Recirculating chiller: Bộ làm mát tuần hoàn

Research: nghiên cứu

Ring clamp: Vòng đỡ

Round bottom flask: Bình cầu cao cổ đáy tròn

Rubber button: Nút cao su

S

Sampling bottle: Bình đựng mẫu

Sampling tube: Ống lấy mẫu 

Scissor: Kéo

Scoop: Muỗng

Scrubber: Bộ hút và trung hòa khí độc

Secondary effect: tác dụng phụ

Seive: Sàn rây

Semiconductor: chất bán dẫn

Side effect: phản ứng phụ

Solidify: đông đặc

Stirrer shaft: Trục khuấy

Stirring bar: Cá từ

Straight: nguyên chất

Sulphite indicator paper: Giấy thử sulphite

Syrine filter: Đầu lọc syrine

T

Test [chemically]: hoá nghiệm

Test tube cleaning brush: Chổi ống nghiệm

Test tube holder: Kẹp ống nghiệm

Test tube rack: Gía đỡ ống nghiệm

Test tube: Ống nghiệm

Touch: tiếp xúc

Tweezer, forcep: Kẹp nhíp

Two neck round botton flask: Bình cầu hai cổ đáy tròn

Thermometer: Đồng hồ đo nhiệt độ

Three neck round bottom flask: Bình cầu ba cổ đáy tròn

U

Ultrapure water system: Máy lọc nước siêu sạch

UV lamp: Đèn UV

V

Vacuum oven: Lò nung chân không

Vacuum pump: Bơm chân không

Volume: thể tích

Volumetric Flask: Bình định mức

Water distiller: Máy cất nước

Weighing paper: Giấy cân

Wire gauze: Miếng amiang

Giải thích một số thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành hóa học

  1. Inorganic chemistry – Hóa vô cơ
    (The study of chemical reactions and properties of all the elements and their compounds , with the exception of hydrocarbons, and usually including carbides, oxides of carbon, metallic carbonates, carbon-sulfur compounds, and carbon-nitrogen compounds)
    2. Organic chemistry – Hóa hữu cơ
    (the study of the composition, reactions and properties of carbon-chain or carbon-ring compounds or mixtures thereof)
    3. Analitycal chemistry – Hóa phân tích
    (The branch of chemistry dealing with techniques which yield any type of information about chemical systems)
    4. Stereochemistry – Hóa lập thể
    (The study of the spatial arrangement of atoms in molecules and the chemical and physical consequences of such arrangement)
    5. Physical chemistry – Hóa lý
    (The branch of chemistry that deals with the interpretation of chemical phenomena and properties in terms of the underlying physical processes, and with the development of techniques for their investigation)
    6. Quantum chemistry – Hóa lượng tử
    (A branch of physical chemistry concerned with the explanation of chemical phenomena by means of the law of quantum mechanics)
    7. Colloid chemistry – Hóa keo
    (The scientific study of matter whose size is approximately 10 to 10000 angstroms (1 to 1000 nanometers), and which exists as a suspension in a continuous medium, especially a liquid, solid, or gaseous substance)
    8. Biochemistry – Hóa sinh
    (The study of chemical substance occurring in living organisms and the reactions and methods for identifying these subsatances)
    9. Radiochemistry – Hóa phóng xạ
    (That area of chemistry concerned with the study of radioactive substances)
    10. Food chemistry – Hóa thực phẩm
    (The study of chemical processes and interactions of all biological and non-biological components of foods) 11. Substance – chất
    ( a type of solid, liquid or gas that has particular qualities)
    12. Compound – thành phần/ hỗn hợp
    ( a subtance formed by a chemical reaction of two or more element im fixed amount relative.
    13. Reaction – phản ứng
    (a chemical change produced by two or more substances acting on each other)
    14. addition reaction – Phản ứng cộng
    (a reaction in which radicals are added to both sides of a double or triple bond)
    15. elimination reaction – Phản ứng thế
    (Any reaction in which a small molecule is removed from that of the reactants)
    16. ionic bonds – Liên kết ion
    (- Ionic bonds are atomic bonds created by the attraction of two differently charged ions.
    – Example of ionic bonds include: NaCl (Sodium Chloride))
    17. covalent bond – Liên kết cộng hóa trị
    (A chemical bond formed by the sharing of one or more electrons, especially pairs of electrons, between atoms.)
    18. Formula – Công thức
    (- letters and symbols that show the parts of a chemical compound
    19. Isomer – Đồng phân
    (any of two or more chemical compounds having the same constituent elements in the same proportion by weight but differing in physical or chemical properties because of differences in the structure of their molecules)
    20. Chiral – bất đối / thủ tính
    (designating or of an asymmetrical form, as a molecule, that cannot be superimposed on its mirror image)
    21. Element – Nguyên tố
    (gold, oxygen, carbon,…are all elements)
    22. Atom – Nguyên tử
    (the smallest part of a chemical element that can take part in a chemical reaction)
    23. Molecule – Phân tử
    (A molecule of water consists of two atoms of hydrogen and one atom of oxygen)
    24. Bond – Liên kết
    (the way in which atom are held together in a chemical compound)
    25. periodic table – Bảng hệ thống tuần hoàn
    (a list of all the chemical elements, arranged according to their atomic number)
    26. Metal – Kim loại
    ( iron, gold, copper,….are all metals)
    27. Nonmetal – Phi kim
    ( carbon, oxygen, nitrogen,….are all nonmetals)
    28. mass number – Số khối (A=Z+N)
    (the total number of protons and neutrons in an atom)
    29. atomic number – Số hiệu nguyên tử (Z=P=E)
    (the number of protons in the nucleus of an atom)
    30. noble gas – Khí trơ (khí hiếm)
    ( any of group of gases that do not react with other chemicals.
    Argon, helium, neon and krypton are noble gases)

Trên đây là bao quát kiến thức cơ bản về tiếng Anh chuyên ngành hóa học mà Skype English đã tổng hợp.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào lĩnh vực công việc cụ thể mà mình đang làm hoặc chuyên ngành đang theo học, các bạn nên tham khảo và chọn lọc thêm các quyển sách cũng như giáo trình tiếng anh chuyên ngành kỹ thuật hóa học sát nhất với nhu cầu của mình để đi sâu hơn vào các bài học quan trọng, cũng như tích lũy kiến thức chuyên môn thông qua các nghiên cứu, thí nghiệm… chứ không đơn thuần là từ vựng.

Skype English chúc các bạn sẽ học tập kiên trì và có kết quả thật tốt. Bên cạnh đó, các bạn có thể tìm hiểu thông tin về khóa học tiếng Anh online 1 kèm 1 tại Skype English để nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh tổng quát hiệu quả.

Bài viết liên quan

19Th5
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành may mặc

Tổng hợp kiến thức tiếng Anh chuyên ngành may mặc, thời trang

Không chỉ cần thành thạo tiếng Anh giao tiếp mà sự nắm vững các kiến thức tiếng Anh chuyên ngành...

21Th4
tiếng Anh chuyên ngành xây dựng (2)

Trọn bộ tiếng Anh chuyên ngành xây dựng chi tiết từ A – Z

[caption id="attachment_9435" align="aligncenter" width="600"] tiếng Anh chuyên ngành xây dựng (1)[/caption] Kiến trúc xây dựng là một trong những ngành...

19Th4
trung tâm tiếng anh cho người đi làm tại hà nội

Top 5 trung tâm tiếng Anh cho người đi làm tại Hà Nội chất lượng

Với mô hình học tiếng Anh online 1 kèm 1 tiện lợi, tiết kiệm và hiệu quả vượt trội; Skype...

13Th4

Top 6 trung tâm tiếng Anh cho người đi làm tại TPHCM đình đám nhất

Nếu bạn là người đi làm đang đứng trước nỗi lo đánh mất cơ hội thăng tiến hay những job...

14Th3
Tiếng Anh thương mại online

Lộ trình tự học tiếng Anh thương mại online hiệu quả

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thì tiếng Anh chắc chắn sẽ là chìa khóa quan...

07Th3
LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI ĐI LÀM

Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm

Không có quá nhiều thời gian rảnh rỗi nhưng bạn vẫn cần phải nâng cấp tiếng Anh để đáp ứng...